Little Forest (2014)

 Buổi sáng một ngày kia, tôi có nghe một bé gái lên bốn hỏi mẹ của mình: “Tại sao con sinh ra trên đời này vậy? Để đi nhà trẻ sao?”

Cho tới tận lúc học lên đại học, người ta vẫn học hành một cách chăm chỉ để hiểu cho được tại sao mình lại sinh ra đời. Kể từ thời điểm bước chân vào nhà trẻ, nỗi sầu khổ của con người bắt đầu. Vốn là một tạo vật vui vẻ, nhưng con người đã tự tạo ra một thế giới hà khắc và giờ phải vùng vẫy để thoát ra.

Trong tự nhiên, có sự sống và cái chết, và tự nhiên đầy ắp niềm vui.

Trong xã hội loài người, có sống và chết, nhưng con người thì sống trong khổ đau.

_ Masanobu Fukuoka, Cuộc Cách Mạng Một Cọng Rơm _

Life is very busy these days. There are too many people, and everyone wants what the other has.” Các nhà thiền sư khẳng định rằng ham muốn vô độ của con người là nguyên nhân cơ bản đưa thế giới đến tình trạng khó khăn hiện nay. Những nhà tài phiệt ở phố Wall thì lại có câu nói nổi tiếng: “Greed is good.” Mỗi người ở những thế giới quan khác nhau, sẽ chọn cho mình  niềm tin, triết lý sống khác nhau. Điều này tạo nên sự đa dạng muôn màu của cuộc sống và đôi khi nó làm bạn mâu thuẫn, lạc lối.

tumblr_ntvkt50YMv1rw93m3o1_r1_500

Lúc đi nhà trẻ, bạn được dạy phải “học ăn, học nói, học gói, học mở”. Khi lớn lên, cuộc đời tổng cổ bạn vào một ma trận có những tảng đá to đùng tên là NEED, WANT, DESIRE. Bạn thật sự cần gì, muốn gì và khao khát những gì? Bạn cũng không rõ nữa. Ngay cả việc “học ăn” nằm ở tầng đáy của tháp nhu cầu Maslow, bạn vẫn chưa thực sự học được cho ra hồn.

Đừng phức tạp hóa vấn đề, bạn đã từng nghe đến KISS Principle – Nguyên Tắc Nụ Hôn chưa? KISS = Keep. It . Simple. Stupid! Triết lý phương Đông cũng có nói: “Trong một sự vật là cả vạn vật, nhưng nếu vạn vật được đem lại gần nhau thì không thể cho ra một sự vật nào.” Cuộc sống càng phức tạp thì càng có nhiều người trở về với lối sống tối giản, trở về với tự nhiên như một liệu pháp chữa lành tâm hồn. Như ông già Fukuoka trong cuốn sách “Cuộc Cách Mạng Một Cọng Rơm” và cô bé Ichiko trong bộ phim Nhật Bản Little Forest: Summer & Autumn, Winter & Spring chẳng hạn.

d0681490b29a0f5705e5d5ae30c9ee85_photo-14-1474527837807jpg

Fukuoka là một nhà nông áp dụng triết lý vô vi (Wu Wei) của đạo giáo vào việc trồng trọt tự nhiên, không sử dụng hóa chất và can thiệp quá nhiều vào sự phát triển của đất đai, cây cỏ. Tôi tình cờ phát hiện sự liên hệ ngẫu nhiên giữa hai tác phẩm trên,   cuốn “Cuộc cách mạng một cọng rơm” như những lời giảng giải và cô bé Ichiko trong phim Little Forest là người thực nghiệm trên đồng ruộng theo lời ông Fukuoka.

Screenshot_19.jpg

Screenshot_13.jpg

Văn hóa ẩm thực Nhật Bản chú trọng đến việc ăn uống theo 4 mùa và đề cao sự tươi ngon của nguyên liệu, họ cũng dùng rất ít gia vị. Việc ăn uống hoàn toàn theo lối sống phương Tây sẽ làm đảo lộn trật tự phát triển của vạn vật, dẫn đến mất cân bằng hệ sinh thái.

“Không hợp lẽ chút nào khi mong đợi rằng một chế độ ăn toàn phần, cân bằng lại có thể đạt được đơn giản chỉ bằng việc cung cấp thật nhiều loại thức ăn bất kể mùa nào trong năm. So sánh với những loại cây trưởng thành một cách tự nhiên, thì những loại rau trái trồng trái mùa dưới những điều kiện phi tự nhiên chứa rất ít vitamin và khoáng chất. Chẳng có gì ngạc nhiên khi mà những cây rau mùa hè được đem trồng vào mùa thu hay mùa đông lại chẳng có tí hương vị nào như khi chúng được trồng dưới ánh mặt trời bằng những phương pháp hữu cơ và tự nhiên.”

Nông dân sẽ sử dụng nhiều hóa chất hơn để giúp cây phát triển trái mùa, các nhà khoa học thì tìm mọi cách để biến đổi gene cho cây trồng đạt sản lượng cao nhất … Những con heo, bò nuôi công nghiệp không được cho ăn cỏ, ăn rau nữa mà thay vào đó là bột ngô, hóa chất tổng hợp. Những con gà, con vịt không bao giờ được ngủ, chưa bao giờ được sống như một sinh vật thật thụ. Hạt gạo vì ngậm nhiều hóa chất nên chẳng còn thơm ngon như xưa, thú vật cũng chẳng được ăn uống và đi lại như bản chất nguyên thủy của nó. Dẫn đến việc con người khi chế biến thực phẩm sẽ phải dùng nhiều gia vị hơn, có những món ăn mà chẳng biết thành phần là gì nữa. Điều này làm mọi người sợ hãi và nhanh chóng có xu hướng quay về với tự nhiên, dùng những loại thực phẩm nuôi trồng sạch và nhãn hàng nào có chữ “organic” sẽ khiến họ yên tâm tiêu thụ.

“Khi người ta gạt bỏ thực phẩm tự nhiên, lựa chọn thực phẩm tự nhiên và thay vào đó, lựa chọn thực phẩm tinh chế là lúc xã hội đi vào con đường tự hủy diệt. Đấy là bởi vì những thức ăn như thế không phải là sản phẩm của văn hóa thực sự. Thức ăn là sự sống, sự sống không thể xa rời tự nhiên.”

 

Trở lại với bộ phim Little Forest, nói về Ichiko một cô gái rời thành thị để trở về sống ở ngôi làng Komori nằm dưới khu rừng nhỏ vùng Đông Bắc Nhật Bản. Sau nhiều biến cố trong cuộc sống, người thân duy nhất là mẹ cũng bỏ cô mà đi không lời từ biệt, Ichiko về nơi đây sống một mình trong căn nhà gỗ, cô tự trồng trọt mọi thứ trên mảnh vườn nhỏ của mình và chế biến thành những bữa ăn hết sức ngon lành. Phim được chia thành 4 phần, mỗi phần tương ứng với các mùa Hạ, Thu và Đông, Xuân.

Mỗi mùa đều được bắt đầu bằng đoạn độc thoại: “Komori là một khu định cư nhỏ nằm ở một ngôi làng vùng Tohoku. Nơi đây không có cửa hàng. Bạn có thể mua vài thứ lặt vặt ở một siêu thị hợp tác của các nông dân trong vùng hoặc cũng có thể mua tại các cửa hàng ở trung tâm gần làng, nơi có tòa thị chính. Đường đến đó phần lớn là xuống dốc, chỉ đạp xe 30′ là đến. Nhưng quay về thì tôi không biết phải mất bao lâu…

little-forest-phien-ban-nhat-cua-toi-thay-hoa-vang-tren-co-xanh_d8c389ec67.jpg

Screenshot_8.jpg

Screenshot_20

Hành trình trở về với tự nhiên, với thời thơ ấu, mỗi loại cây đều chứa đựng những triết lý sống, mỗi món ăn đều có bóng hình và lời dạy của mẹ; Ichiko cũng dần tìm thấy chính mình và mục đích sống của đời mình, tại Komori.

43
Đặc điểm khiến tôi yêu thích nhân vật Ichiko là cô này rất kiên cường và lạc quan. Dù không còn mẹ, không còn người yêu bên cạnh nữa, cô vẫn tìm thấy niềm vui trong việc lao động và trong những hoạt động hàng ngày. Vẫn chăm chút nấu ăn, đọc sách, làm được món ngon thì chia sẻ với bạn bè, các cụ già hàng xóm.
Xem Little Forest ta mới thấy thiên nhiên thật đẹp đẽ và rộng lượng. Người Nhật cũng yêu quý và tôn thờ thiên nhiên như một loại tôn giáo vậy. Họ biết ơn mỗi loài cây cỏ đã mang lại nguồn dinh dưỡng quý giá cho những bữa cơm hàng ngày, họ thấy thật tội lỗi khi giết thịt những con vịt mà mình đã dày công nuôi lớn, dù khi đánh bắt cá hồi thì họ vẫn không quên thả những con cá nhỏ về sông suối để chúng tiếp tục sinh sản và không bị tận diệt… Thiên nhiên cho chúng ta tất cả những gì nó có và chỉ có sống thuận tự nhiên, con người mới thực sự phát triển bền vững.
little-forest-phien-ban-nhat-cua-toi-thay-hoa-vang-tren-co-xanh_8141ef2d02
Tại sao mọi người lại cho rằng việc sống giữa thiên nhiên, đất trời vạn vật lại là một cuộc sống cô độc trong khi nhốt mình vào một khối bê tông và vây quanh là các thiết bị điện tử – những vật thể không sống ấy ta mới sống không cô đơn?

“Con người thường nhìn sự sống và cái chết dưới góc nhìn ngắn hạn. Sự sinh ra của mùa xuân và cái chết của mùa thu có ý nghĩa gì với ngọn cỏ này? Người ta nghĩ rằng sống là vui còn chết là buồn, thế nhưng hạt lúa nằm im trong đất rồi nảy mầm vào mùa xuân, những cái lá và thân của nó héo đi vào mùa thu, vẫn giữ bên trong cái lõi nhỏ xíu của nó niềm vui trọn vẹn của sự sống. Niềm vui của sự sống chẳng rời đi trong cái chết. Cái chết chẳng gì hơn là cái lướt qua tạm thời. Chẳng phải cây lúa này, bởi lẽ nó sỡ hữu niềm vui trọn vẹn của sự sống, nên chẳng hề biết tới nỗi buồn khổ của cái chết đấy sao?”

Screenshot_5

 

little-forestwinterspring-2015-mkv_snapshot_01-22-57_2015-09-01_00-52-02

vlcsnap-2015-09-09-18h23m15s429

22

Screenshot_6.jpg

Screenshot_18

 

“Anh đào nở trắng ngày xuân

Hè về tu hú gọi bầy xốn xang

Thu sang rực ánh trăng vàng

Đông về tuyết lạnh, trắng tràn đồng quê.”

Little Forest thực sự như một đoạn phim dạy cách trồng trọt và nấu ăn kiểu Nhật, không có những tình huống cao trào, kịch tính nhưng đem đến những khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp, những món ăn ngon lành, tự nhiên cùng những triết lý sống giản dị. Hãy đến với Komori, với Little Forest của Ichiko và làm một chuyến du hành chữa lành tâm hồn mình!

 P/s: Nếu các bạn yêu thích đề tài làm nông nghiệp tự nhiên ở Nhật Bản thì có thể xem thêm bộ phim tài liệu “Satoyama: Japan’s Secret Water Garden (2004)“. Phim khắc họa rất đầy đủ từng chi tiết về đời sống chan hòa giữa con người và thiên nhiên trên một vùng núi nhỏ Satoyama.

*All images belong to Shochiku (Japan)*

_Kimmy_

 

 

9 thoughts on “Little Forest (2014)

  1. La Dolce Vita có nghĩa là a sweet life có nghĩa một cuộc đời tốt đẹp. Đây là tựa đề một phim của Fellini. Rất tiếc thư viện nơi tôi ở không có phim này. Đọc bài cháu viết tôi nghĩ đây là một phim nên xem.

    Liked by 1 person

    1. Dạ đúng rồi, La Dolce Vita là một trong những bộ phim Ý cháu yêu thích nhất và dùng để đặt tên blog luôn 🙂 Cô đúng là một cinephile thực thụ! Nhưng La Dolce Vita của cháu chỉ là nơi để chia sẻ những điều nhỏ nhoi trong cuộc sống, chứ không hào nhoáng, phù phiếm như La Dolce Vita của Fellini.
      Còn về bộ phim Nhật Little Forest thì ở Việt Nam cũng khá ít người xem nên cháu nghĩ bên Hoa Kỳ càng khó kiếm hơn.

      Liked by 2 people

Leave a comment